I. Giới thiệu về gạch trồng cỏ
Không thể phủ nhận rằng hiện nay, xu hướng mang mảng xanh vào nhà đang rất được ưa chuộng, vì vậy các mẫu Gạch trồng cỏ giả cỏ có giá trị thẩm mỹ cao hơn so với gạch bê tông truyền thống và đang dần được sử dụng thay thế các mẫu gạch cũ. Gạch trồng cỏ không chỉ xuất hiện ở sân vườn nhà ở thông thường mà còn được dùng ở các công viên, vỉa hè, bãi đổ xe tạo nên cảnh quan xanh.
Bên cạnh đó, gạch trồng cỏ còn có nhiều ưu điểm khác biệt như:
- Thời gian thi công nhanh chóng: Loại gạch này có trọng lượng nhẹ, các cạnh vuông vứt. Quá trình lát gạch và trồng cây dễ dàng không tốn nhiều thời gian, tiết kiệm chi phí.
- Tạo không gian cây xanh mát mắt: Gần gũi thiên nhiên là cảm nhận đầu tiên khi sử dụng gạch trồng cỏ. Một khoảng sân, lối đi, bãi để xe phủ một màu xanh tạo không gian ấn tượng, gần gũi thiên nhiên.
- Khả năng chịu lực cao: Gạch cỏ được làm từ bê tông, có kết cấu ổn định nên có tính năng chịu lực tốt, không dễ bị rạn nứt và rất bền theo thời gian.
- Khả năng chịu nhiệt tốt: Do chỉ số hấp thụ nhiệt thấp nên sản phẩm gạch cỏ có khả năng cách nhiệt hiệu quả. Đặc biệt phù hợp với các nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam.
II. Các loại gạch trồng cỏ phổ biến
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại gạch cỏ với mẫu mã, kiểu dáng và kích thước khác nhau, đáp ứng nhu cầu của mọi gia đình. Điểm qua các loại gạch bê tông trồng cỏ phổ biến hiện nay để bạn có sự lựa chọn tốt nhất cho công trình của mình.
2.1. Gạch trồng cỏ 8 lỗ
Gạch 8 lỗ trồng cỏ được thiết kế thành một khối có 8 lỗ rỗng tạo khoảng trống thích hợp để trồng cỏ. Kích thước phổ biến của loại gạch này là 39x26x8cm,
Kết cấu có hai loại gạch trồng cỏ 8 lỗ:
- Bề mặt sần và hơi nhám hay còn gọi là gạch trồng cỏ mặt nhám hoặc gạch block trồng cỏ 8 lỗ
- Bề mặt bóng, nhắn hay còn gọi là gạch trồng cỏ mặt bóng
Cả hai dòng gạch này thường được dùng để lát sân vườn, vỉa hè, bãi đỗ xe ô tô…tường rào và ứng dụng nhiều tạo điểm nhấn trong công trình.
2.2. Gạch trồng cỏ 2 lỗ hay gạch trồng cỏ số 8
Gạch 2 lỗ trồng cỏ được thiết kế thành một khối có 2 lỗ rỗng tạo khoảng trống thích hợp để trồng cỏ. Kích thước phổ biến của loại gạch này là 20x40x9,5 cm,
Kết cấu có hai loại gạch trồng cỏ 2 lỗ:
- Bề mặt sần và hơi nhám hay còn gọi là gạch trồng cỏ mặt nhám hoặc gạch block trồng cỏ 2 lỗ
- Bề mặt bóng, nhắn hay còn gọi là gạch trồng cỏ mặt bóng
Cả hai dòng gạch này thường được dùng để lát sân vườn, vỉa hè, bãi đỗ xe ô tô…tường rào và ứng dụng nhiều tạo điểm nhấn trong công trình.
2.3. Gạch bê tông trồng cỏ 5 lỗ
Dòng gạch này có các đặc điểm nổi bật như độ bền cao, độ cứng tốt, hiệu quả cách âm tốt, hút nước thấp với 5 lỗ rỗng. Chất liệu cao cấp chịu được thời tiết khắc nghiệt, bảo vệ môi trường, giá thành rẻ, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng từ bình dân đến cao cấp.
Gạch trồng cỏ 5 lỗ
2.4. Các loại gạch cỏ khác
Ngoài các mẫu trồng cỏ 2 lỗ, 8 lỗ, 1 lỗ phổ biến, còn có các thiết kế gạch trồng cỏ sáng tạo khác như gạch đồng xu, gạch lục giác, gạch vòng tròn… mang đến nhiều diện mạo mới lạ cho công trình của bạn.
Ứng dụng gạch trồng cỏ vào các công trình
III. Hướng dẫn cách tự lát gạch trồng cỏ
Việc lát gạch trồng cỏ khá đơn giản, nhưng nếu không nắm rõ quy trình thì sẽ mất nhiều thời gian và công sức. Nếu bạn đang có ý tưởng tự lát gạch tại nhà để trải nghiệm và tiết kiệm chi phí thì hãy xem các bước hướng dẫn lát gạch trồng cỏ dưới đây. Công đoạn lát gạch cần đảm bảo đúng quy trình mới mang lại hiệu quả và tính thẩm mỹ cao.
Gạch trồng bê tông 8 lỗmặt bóng
Bước 1 – Chuẩn bị nền: Thi công cost nền theo thiết kế, đầm nền đảm bảo độ chặt. Trong quá trình thực hiện cần chú ý đến độ dốc của vị trí thoát nước, chọn vị trí đặt gạch, tránh đọng nước khi trời mưa khiến cỏ trồng bị ngập úng không thể phát triển.
Bước 2 – Rải đá dăm: Sau khi xác định được vị trí lát gạch bạn rải 1 lớp đá dăm khoảng 5cm– 10cm hoặc không cần rải lớp đá dăm nếu nền móng đảm bảo độ chắc chắn tùy vào nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư.
Bước 3 – Lát gạch trồng cỏ: Tiến hành lát gạch trên nền đá dăm với số lượng 5-6 viên. Lưu ý, bạn cần dùng thanh gỗ để cố định gạch, tránh xê dịch. Dùng búa cao su gõ nhẹ vào các góc của viên gạch để các viên gạch tiếp xúc với nhau thì gạch lát mới được liên kết chắc chắn.
Cách lát gạch trồng cỏ
Bước 4 – Rải đất trên bề mặt: Khi toàn bộ gạch lát của công trình đã khô chúng ta tiếp tục rải đất đã chọn để trồng cỏ vào từng ô gạch. Lớp đất cần có độ giày và ẩm vừa phải.
Bước 5 – Trồng cỏ: Bước cuối cùng bạn tiến hành trồng cỏ khắp các lỗ gạch để hoàn thiện công trình.
IV. Bảng giá gạch trồng cỏ mới nhất năm 2022
Gạch trồng cỏ được sử dụng phổ biến không chỉ vì yếu tố thẩm mỹ cao mà còn nhờ giá thành cạnh tranh. Trên thị trường, bạn có thể tìm được nhiều mẫu gạch với những giá thành khác nhau từng thấp đến cao. Dưới đây là bảng báo giá mới nhất gạch trồng cỏ năm 2022.
Loại gạch | Kích thước (cm) | Giá (VNĐ/viên) |
Gạch trồng cỏ 8 lỗ | 26 x 39 x 8 (6) | 9.000 – 13.000 |
Gạch trồng cỏ 2 lỗ (số 8) | 20 x 39 x 8 (9.5) | 8.000 – 12.000 |
Gạch ốp mái | 40 x 40 x 5 | 40.000 – 50.000 |
Gạch trồng cỏ màu | 20 x 39 x 9.5 | 11.000 – 15.000 |
V. Kích thước các loại gạch trồng cỏ
Hiện nay do nhu cầu của khách hàng ngày càng lớn nên gạch trồng cỏ đang được sản xuất hàng loạt với nhiều kích thước khác nhau, phục vụ cho các khu vực ốp lát có diện tích từ nhỏ đến lớn: Gạch trồng cỏ, sân vườn, bãi xe…. Tùy diện tích mỗi công trình mà bạn có thể chọn gạch có kích thước phổ biến sau:
Loại gạch | Kích thước (cm) | Số viên/m2 | Trọng lượng (kg/viên) |
Gạch 8 lỗ | 39 x 26 x 8 | 9 – 10 viên/m2 | 11-12 kg/viên |
Gạch 5 lỗ | 20 x 20 x 8 | 26 – 27 viên/m2 | 6,5-7 kg/viên |
Gạch 2 lỗ | 20 x 40 x 9.5 | 12 – 13 viên/m2 | 8,8-9.8 kg/viên |
Gạch ốp mái | 40 x 40 x 5 | 6 – 7 viên/m2 | 12-13 kg/viên |
Kích thước gạch trồng cỏ phổ biến
VI. So sánh gạch trồng cỏ mặt bóng và gạch trồng cỏ mặt nhám
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ mang đến cho chúng ta nhiều sản phẩm gạch cải tiến về cả mẫu mã lẫn chất lượng. Dòng gạch trồng cỏ được chia làm 2 loại là gạch trồng cỏ và gạch block. Sự khác biệt theo quy trình sản xuất, màu sắc, khả năng chịu lực và xử lý bề mặt được liệt kê sau.
Gạch trồng cỏ mặt bóng: Loại gạch này được sản xuất từ các nguyên liệu tổng hợp kết hợp bê tông tươi. Công nghệ sản xuất gồm đổ khuôn và ép dung tạo ra bề mặt nhẵn bóng. Độ hút nước của gạch trồng cỏ thấp hơn gạch block nhưng độ chịu lực lại cao hơn hẳn. Gạch block có độ chịu lực khoảng M200 thì gạch trồng cỏ lên đến M350 – M600. Do có màu sắc đa dạng như vàng, đỏ, xanh lá và màu bê tông nguyên bản nên gạch thường được dùng để trang trí trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, Reshot, quán café, ốp sân vườn, công viên.
Gạch trồng cỏ mặt nhám: Nguyên liệu làm ra gạch mặt nhám (block) là hỗn hợp bê tông bán khô được ép bằng máy có áp lực cao để tạo hình. Gạch block bề mặt sần, nhám có độ ma sát cao. Loại gạch này cũng nhiều màu sắc khác nhau, thường được ứng dụng lát vỉa hè, bồn cây, lát sân đỗ xe, tường rào, đường dạo công viên, quảng trường, reshot...
Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành xây dựng, Gạch trồng cỏ cũng không ngừng thay đổi đáp ứng nhu cầu cao về chất lượng cuộc sống nhằm đem thiên thiên vào từng công trình. Gạch trồng cỏ sẽ là điểm nhấn cho công trình của bạn đem lại phong cách riêng và là xu hướng hiện nay. Để được tư vấn tốt hơn về nhiều sản sản phẩm khác liên quan đến gạch vỉa hè, Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây.
Hình ảnh giao hàng cho khách hàng
Thông tin liên hệ:
Công ty cổ phần Gakoda
Địa chỉ: Số nhà 32, TDP Quang Minh, Phường Dương Nội, Quận Hà Đông, TP Hà Nội.
Điện thoại (zalo): 0904 89 69 49
Hotline: 0982 164 164 - 093610 86 32
Web: giakhoa.com
Gmail: [email protected]